Ngưng cung cấp nước tại khu vực Phường 12, Quận Bình Thạnh
Ngưng cung cấp nước tại khu vực Phường 1, Q.Phú Nhuận
Ngưng cung cấp nước tại khu vực Phường 9, Q.Phú Nhuận
Ngưng cung cấp nước tại khu vực Phường 12 Quận Bình Thạnh
Ngưng cung cấp nước tại khu vực Phường 15, Phường 17 Quận Phú Nhuận
Công bố Nghị quyết và Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023
Báo cáo tài chính Quý 1 năm 2023
Công bố tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2023
Lượt truy cập : 14.823.770 lượt
Lượt trong ngày : 1.461
Đang truy cập : 39
Trong chương trình đền ơn đáp nghĩa và thiết thực kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2012), Công đoàn Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định tổ chức nhóm đoàn viên, cùng đại diện Đảng ủy và Ban giám đốc Công ty, thăm hỏi tặng quà cho một thương binh tại Ấp Chánh, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, Long An mà Công đoàn Công ty nhận góp phần chăm sóc.
Hình như cơn bão ngoài biển Đông đã “quên ảnh hưởng” đến miền Tây trù phú bởi ánh nắng ấm áp đầu ngày làm sáng sạch lối đi qua đôi ba bờ ruộng vừa dứt gốc. Chúng tôi mong đến đích nhanh để sớm mang niềm vui nhỏ đến gia đình người thương binh. Ra cửa đón chúng tôi là một người phụ nữ cao gầy, tuổi sấp lục tuần nhưng bước chân nhanh khỏe; bởi vừa chào, bà đã vội quay lưng để mang nhanh khay trà tiếp khách. Qua thăm hỏi, người đàn ông mà chúng tôi muốn gặp đang ngồi ngay ngắn trên gường - chú Lê Văn Tuông. Chú Tuông là thương binh 1/4, với thương tật vĩnh viễn trên 90% từ bom đạn chiến tranh năm 1968 ngay tại Bến Lức Long An. Đã 44 năm qua chú đi lại khó khăn, bởi vết thương khắp người; đôi mắt không cỏn cảm nhận được ánh sáng, âm giọng không thành lời và vùng nghe đã tổn thương nặng. Điều chúng tôi muốn nói tiếp theo không phải là sự chịu đựng về thể xác của chú ấy mà hình như có một sự bù đắp kỳ diệu cho sự hy sinh thời trai trẻ đối với cuộc chiến giữ nước khốc liệt từ bên cạnh người chiến sỹ thương binh ấy. Chú đã mang thương tật ngay trên quê hương mình từ tuổi hai mươi và mười năm sau đó chú đã lập thất được với cô - người phụ nữ cao gầy, tuổi sấp lục tuần - mà chúng tôi đề cập từ đầu câu chuyện. Đó chính là vợ chú Tuông. Họ vẫn quanh quẫn chăm sóc cho nhau và di sản quý báu nhất là ba người con trai; trong đó hai người là kỹ sư ngành vận tải đường thủy, đã vợ con và đang làm việc tại Sài Gòn. Chung sống với cô chú là cậu út 27 tuổi, công nhân địa phương. Thi thoảng cuối tuần, Cô Tuông vẫn đi xe buýt lên thành phố “chăm thời vụ” cháu nội để con dâu không phải nghỉ dạy học và phải vội vã quay về nhà chăm sóc người chồng thương tật. Chú Tuông đi lại mỗi lúc một khó khăn hơn bởi những cơn đau hành hạ thể xác từ tỳ vết của chấn thương. Tôi thật sự không hình dung nổi cuộc sống trải qua của họ, bắt đầu từ “ngày góp gạo” đến từng giai đoạn trưởng thành của những “hậu duệ Tuông” và những đứa cháu nội khẻo mạnh hiện giờ.
N.A 27/7
H.2: Công đoàn thăm hỏi, tặng quà thương binh 1/4 Lê văn Tuông (ngồi) và vợ (áo vàng)